Top 5 Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà khách hàng nên biết

Trong mọi giao dịch bất động sản, việc đặt cọc bằng tiền hoặc hiện kim để đặt chỗ trước là điều rất phổ biến. Nhưng tiềm ẩn bên trong cũng có rất nhiều rủi ro nếu khách hàng không nắm rõ cách thức và quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của cá nhân. Cùng tìm hiểu các kinh nghiệm đặt cọc mua nhà cần nắm rõ qua bài viết sau đây để quá trình giao dịch được diễn ra thuận lợi.

Những lưu ý khi đặt cọc mua nhà

Đặt cọc và quy định của việc đặt cọc

Đặt cọc được quy định là việc một bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền mặt nhất định hoặc kim khí có giá trị trong một khoảng thời gian để đảm bảo việc thực hiện và giao kết hợp đồng.

Khi hợp đồng đã được thực hiện và giao kết, tài sản đặt cọc sẽ được trả về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào khoản thanh toán. Nếu bên đặt cọc không hoàn thành thực hiện và giao kết hợp đồng thì sẽ bị mất không được hoàn trả khoản đặt cọc.

Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà khách hàng nên biết
Kinh nghiệm đặt cọc mua nhà khách hàng nên biết

Bên cạnh đó, trường hợp bên nhận cọc từ chối thực hiện và giao kết theo hợp đồng thì bên nhận cọc có trách nhiệm trả lại cho bên đặt cọc khoản tiền cọc như trên hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai bên.

Những nội dung cơ bản trong hợp đồng đặt cọc mua nhà

Đối với bất kỳ giao dịch mua bán nào thì nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cũng phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật đề ra cũng như không trái thuần phong mỹ tục.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà cần phải bao gồm quy định đảm bảo việc giao kết hợp đồng mua bán chính thức đồng thời bên cạnh đó việc thực hiện hợp đồng phải thực hiện đúng với giao kết.

Trách nhiệm của các bên liên quan cũng cần được quy định rõ trong hợp đồng đặt cọc. Bản chất của đặt cọc là thỏa thuận dân sự với mục đích đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên. Chính vì thế các bên có thể thỏa thuận giá trị đặt cọc linh hoạt và cần xuất thông tin rõ ràng chi tiết trong hợp đồng. Đây chính là chế định phạt nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

Đặt biệt khi những điều khoản về phạt cọc không được ghi trong hợp đồng đặt cọc thì khi hợp đồng mua bán không được thực hiện thì bên bán chỉ cần chi trả số tiền cọc đã nhận.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng đặt cọc mua nhà
Nội dung cơ bản trong hợp đồng đặt cọc mua nhà

Những lưu ý kinh nghiệm đặt cọc mua nhà: trường hợp bên bán nhận từ bên mua một khoản tiền nhưng không xác định rõ là tiền cọc hay tiền trả trước thì mặc định khoản này sẽ là tiền trả trước. Khi này nếu có vi phạm nghĩa vụ hay không tiến hành giao kết hợp đồng thì khoản tiền này sẽ được hoàn trả về bên mua và không đi kèm với khoản phạt cọc nào.

Tham khảo thêm: Nhận thông tin Dự án chung cư T&T số 2 Phạm Ngọc Thạch

Những rủi ro có thể xảy ra khi đặt cọc mua nhà

  • Rủi ro liên quan đến đát đai được quy hoạch
  • Rủi ro liên quan đến thủ tục pháp lý
  • Giấy tờ không được xuất trình từ bên bán
  • Rủi ro tư cách bán hàng
  • Rủi ro do tranh chấp pháp lý
  • Rủi ro nguyên nhân tư cách bên mua
  • Do trạng thái sở hữu bị chuyển dịch
  • Rủi ro vì cơ quan nhà nước thụ lý hồ sơ

Những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà cần nhớ

Phân biệt đặt cọc và tiền trả trước

Tiền trả trước khác với tiền đặt cọc. Tiền đặt cọc là biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ chính vì thế sẽ chịu quản lý từ các biện pháp chế tài khi không có thỏa thuận rõ ràng.

Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhưng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên trong hợp đồng.

Những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà cần biết
Những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà cần biết

Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác về chế tài hay phạt cọc thì các biện pháp sẽ áp dụng mặc định theo quy định của pháp luật đề ra. Từ các trường hợp thực tế về các vụ án giải quyết tranh chấp hợp đồng, kinh nghiệm đặt cọc chỉ ra rằng cần chỉ rõ đâu là khoản tiền đặt cọc đâu là tiền trả trước để đảm bảo quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp giữa tòa.

Kiểm tra thông tin quy hoạch trước khi ký hợp đồng đặt cọc

Trước khi mua bán đất diễn ra thì người mua cần tiến hành công việc kiểm tra đất có tình trạng quy hoạch như thế nào,… Kiểm tra trực tiếp trên thông tin ghi ở sổ đỏ để cân nhắc và xem xét việc quy hoạch đó có phù hợp hay không?

Nên đặt cọc bao nhiêu thì hợp lý?

Không có quy định nào quy định chi tiết số tiền phải đặt cọc là bao nhiêu. Nhưng theo những chuyên gia pháp lý cho rằng người mua nên đặt cọc dưới 20% giá trị tổng đất và căn hộ để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho cả hai bên.

Thực tế đã chứng minh, người mua cần rất cẩn trọng để tránh gặp rủi ro do có nhiều trường hợp khi người bán nhận tiền cọc nhưng thoái thác lý do để từ chối thực hiện giao dịch khiến người mua mất số tiền đã cọc.

Dự án chung cư t&t Phạm Ngọc Thạch với chính sách đặt cọc hợp lý
Dự án chung cư t&t Phạm Ngọc Thạch với chính sách đặt cọc hợp lý

Công chứng hợp đồng đặt cọc

Theo Luật Dân sự quy định các văn bản hướng dẫn, hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Chỉ có quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng để đảm bảo quyền sử dụng đất đai và những tài sản gắn liền với đất.

Kiểm tra thông tin chủ sở hữu đất

Thông tin chủ sở hữu đất là một trong những thông tin rất quan trọng để biết ai là người có quyền định đoạt mảnh đất, tiến hành các giao dịch mua bán chuyển nhượng,… Trường hợp thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình thì yêu cầu cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình chấp thuận.

Kiểm tra chủ sở hữu là việc cần làm nhằm tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này gây bất lợi cho quá trình sinh hoạt cũng như kinh doanh của người mua.

Trên đây là các thông tin cơ bản nhất cần nhớ về những kinh nghiệm đặt cọc mua nhà. Hi vọng đã cung cấp được cho mọi người những thông tin hữu ích nhất. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn: 096.541.2225

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.